Hàn trám răng từ hàng trăm năm nay vẫn luôn là giải pháp phục hồi và điều trị răng sâu phổ biến nhất. Ngày nay kỹ thuật hàn răng còn được ứng dụng rất nhiều trong việc phục hình thẩm mỹ cho răng bị sứt, mẻ hoặc vỡ. Cùng tìm hiểu chi tiết về công nghệ hàn trám răng qua bài viết dưới đây
1. Hàn trám răng thẩm mỹ là gì?
Hàn trám răng thẩm mỹ (tiếng anh là Dental Filling) là việc sử dụng một vài loại vật liệu nha khoa như Composite, Amalgam hoặc sứ để tạo hình lại những chiếc răng bị sâu, vỡ mẻ, sứt,….
Theo nhiều tài liệu lịch sử, kỹ thuật hàn răng có thể đã xuất hiện từ cách đây hơn 10.000 năm. Người ta đã tìm thấy bằng chứng trong một bộ hài cốt ở Pakistan, nguyên liệu sử dụng khi đó là sáp ong.
Ngày nay, trám răng đang là dịch vụ giúp rất nhiều khách hàng khắc phục các vấn đềliên quan đến răng miệng với chi phí tương đối rẻ.
2. Những trường hợp nào có thể trám răng?
Trám răng thẩm mỹ ngày nay luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong một số TH như
- Răng bị sâu
- Răng thưa
- Răng bị sứt, vỡ, mẻ,..
- Hàn răng thẩm mỹ tạo hình răng khểnh, răng thỏ,….
Tùy từng mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng có thể hàn răng thẩm mỹ hay không?
3. Ưu nhược điểm của hàn trám răng thẩm mỹ
Cũng giống như các dịch vụ nha khoa khác, hàn trám răng cũng sẽ có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm. Cụ thể như sau:
3.1 Ưu điểm khi hàn răng
- Kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng
- Không xâm lấn, không yêu cầu phẫu thuật
- Vật liệu hàn răng miễn nhiễm với mọi sự tấn công từ vi khuẩn
- Chi phí rẻ
- Thời gian sử dụng khá tốt với một vài loại vật liệu nhất định
3.2 Nhược điểm của trám răng
- Độ bền không cao, đặc biệt khi trám răng hàm
- Tính thẩm mỹ không quá tốt, nhất là khi hàn răng cửa
- Yêu cầu mô răng thật còn đủ và chắc khỏe
3.3 Vậy có nên trám răng không?
Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ sẽ phù hợp với những người mới sâu răng hoặc những người bị vỡ, mẻ, sứt ở mức độ nhẹ.
Những khách hàng bị vỡ, mẻ răng lớn vẫn có thể trám được, tuy nhiên độ bền của mối hàn sẽ rất kém và nhanh bị bong bật chỉ sau một thời gian ngắn.
Còn với người sâu răng nặng thường sẽ phải điều trị tủy. Khi đó vẫn có thể hàn răng nhưng miếng trám sẽ không thể bảo vệ tốt mô răng thật trong quá trình ăn nhai, dễ bị vỡ, hỏng theo thời gian.
4. Có những kỹ thuật trám răng nào?
Hiện nay có hai kỹ thuật trám răng chính bao gồm: Hàn răng gián tiếp và trực tiếp.
4.1 Trám răng trực tiếp
Trám răng trực tiếp là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ thuật mà ngay sau khi loại bỏ mô răng hỏng thì vật liệu trám sẽ được đưa vào thay thế
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản và bác sĩ dễ dàng điều chỉnh trong quá trình tạo hình.
4.2 Hàn răng gián tiếp
Trám răng gián tiếp là kỹ thuật mà mối hàn răng sẽ được tạo hình, chế tác trong labo răng sứ dựa trên dấu răng thực tế của khách hàng. Do đó, có thể hiểu trám răng gián tiếp chính là hàn răng Inlay – Onlay.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể phục hình răng trên một diện tích lớn, hạn chế việc phải bọc răng sứ khiến khách hàng phải mài đi mô răng khỏe mạnh.
Điện thoại: 0888061189