Phục hình răng sứ là một trong các phương pháp thẩm mỹ khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng như hình thể răng xấu, răng bị sai lệch, hỏng, mất răng,…
1. Tìm hiểu về phục hình răng sứ
Phục hình răng chính là khôi phục lại hình thể, màu sắc, chức năng của các răng đã bị tổn thương.
Răng sau khi phục hình sẽ không còn những khuyết điểm ban đầu. Có hình dáng, màu răng, chức năng ăn nhai đảm bảo y như răng thật.
Ngoài ra nó cũng có liên quan tới tái cấu trúc xương hàm và xương răng cho người bệnh.
2. Phục hình răng dành cho răng bị như thế nào?
Phục hình răng còn có tên gọi khác là kỹ thuật ghép răng giả. Nó được áp dụng trong nhiều dạng:
- Răng bị các tổn thương do không may xảy ra tai nạn như bị gãy, vỡ, sứt mẻ.
- Răng bị các khuyết điểm nhẹ về thẩm mỹ như hô, khấp khểnh, thưa, móm
- Răng bị các bệnh lý cần phục hình để bảo vệ răng và ngăn chặn lây lan sang các răng bên cạnh như viêm tủy, sâu răng, thiếu sản men răng, men răng bị mòn,…
- Người bệnh bị mất 1 răng, 2 răng, nhiều răng hoặc thậm chí mất răng cả hàm.

Phục hình với trường hợp mất cả hàm
3. Những trường hợp nào không nên áp dụng phục hình
- Người bị sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng phải niềng răng mới khắc phục được toàn diện.
- Các sai lệch răng do vấn đề về xương hàm sẽ cần tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh xương răng.
- Bị các bệnh lý toàn thân như bệnh tim, bệnh máu khó đông, động kinh,… Phục hình răng có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho tinh thần và sức khỏe của bệnh nhân.
- Trẻ em dưới 17 tuổi: Trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển, xương, răng chưa cứng chắc. Vì vậy chưa thể thực hiện được.
4. Mục đích phục hình răng cho người bị mất răng
4.1 “Khoác áo” cho răng, cải thiện hình dáng răng
Khi hàm răng bị xỉn màu, răng xấu, hàm răng có lỗ hổng sẽ vô tình làm bạn bị mất điểm trước người đối diện. Điều này vô tình gây tâm lý tự ti khi giao tiếp. Sau khi phục hình răng sứ, hàm răng được cải thiện về ngoại hình sẽ giúp bạn nâng cao sự tự tin.
4.2 Phục hồi chức năng ăn nhai
Các vấn đề sai lệch của răng như hô móm, mất răng,… sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai, làm bạn gặp khó khăn. Sau khi khắc phục bằng răng sứ, răng sẽ đều và ăn nhai tốt hơn.
4.3 Xương hàm không bị tiêu nếu phục hình kịp thời
Tiêu xương hàm sẽ xảy ra khi răng bị mất lâu ngày mà không được khắc phục kịp thời. Xương hàm bị tiêu dẫn tới mô nướu và cấu trúc răng cũng bị xô lệch theo. Lúc này chỉ có phục hình bằng cấy ghép implant mới có thể giải quyết được tình trạng này một cách triệt để nhất.
4.4 Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng
Phục hình răng giúp ngăn chặn các bệnh lý răng miệng ngày càng nghiêm trọng hơn như viêm lợi, nướu, viêm nha chu,…

Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
5. Các loại phục hình răng thông dụng ngày nay
5.1 Phục hình răng loại cố định
Gồm các phương pháp như cắm implant, mão răng sứ, làm cầu răng, Veneer, inlay, onlay.
Cắm implant
Trụ implant cắm vào xương hàm sẽ có tác dụng giống như chân răng thật. Nó có thể thay thế 1 răng, 1 vài răng hoặc thậm chí là cả hàm răng.
Đây là kỹ thuật phục hình răng sứ tối ưu và hoàn chỉnh nhất hiện nay. Chân trụ implant sau khi đã đủ thời gian tích hợp với xương hàm sẽ được gắn mão răng sứ lên trên.
Người mất răng sẽ có chiếc răng hoàn chỉnh thay thế cho răng thật đã bị mất. Implant không gây hại tới các răng xung quanh, bảo vệ sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ và cực kỳ vững chắc.
Chụp răng sứ (bọc răng sứ)
Được áp dụng với răng đã điều trị sâu răng, viêm tủy, răng bị hao mòn men. Hoặc với các khiếm khuyết nhẹ về hình thể bên ngoài của răng như ố vàng, xỉn màu, răng bị sứt mẻ, chìa, móm,…

Chụp mão sứ
Cầu răng phục hình
Chỉ nên áp dụng khi bị mất răng nhưng không cấy ghép implant được. Với cầu răng sứ, bác sĩ sẽ dùng 2 răng ở vị trí kế bên răng đã mất để làm trụ cầu răng giả.
2 chiếc răng này phải thật chắc khỏe và được mài nhỏ bớt cùi răng để đỡ cầu răng sứ. Cầu răng sứ là một dãy răng sứ liên nhau, với mục đích thay thế răng mất.
Tuy nhiên muốn thực hiện phương pháp này, 2 răng kế cạnh răng mất phải bị mài bớt, gây tổn hại tới răng thật. Cầu răng sứ sau một thời gian sẽ bị xô lệch khỏi khuôn hàm. Ngoài ra nó cũng không thể ngăn được tình trạng tiêu xương.
Dán sứ Veneer phục hình răng
Dán sứ sử dụng lớp vỏ sứ mỏng gắn trên mặt ngoài răng để che đi các khuyết điểm không mong muốn trên răng. Dán mặt sứ Veneer cũng là một trong những phương pháp được ưa chuộng do hiệu quả thẩm mỹ tốt, ít xâm lấn tới mô răng thật.
5.2 Phục hình răng dạng tháo lắp
Có 2 dạng là từng phần và toàn phần. Chất liệu hàm được chế tác theo các nguyên liệu không giống nhau.
Chỉ được áp dụng cho tình trạng mất răng, không dùng với răng bị vỡ, gãy mẻ,… Người sử dụng có thể đeo lúc ăn nhai sau đó tháo ra khi muốn vệ sinh răng miệng.
Tùy theo mức độ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người sử dụng loại răng giả toàn hàm hay bán phần cho phù hợp.
Ưu điểm của phục hình tháo lắp là kỹ thuật đơn giản, chi phí rẻ. Tuy nhiên nó mang lại sự vướng víu bất tiện, dễ bị long, rơi. Về độ thẩm mỹ cũng không cao.

Phục hình dạng tháo lắp
6. Loại phục hình răng nào phù hợp với bạn?
Để xem xét loại phục hình răng nào phù hợp với bản thân, cần căn cứ trên số lượng răng mất, tình trạng răng, mật độ xương, chi phí thực hiện. Bác sĩ sẽ dựa trên tất cả các thông số trên để đưa ra lời tư vấn phù hợp nhất cho bạn.
7. Những điều cần biết trước khi tiến hành phục hình
Trước khi tiến hành phục hình răng, khách hàng cần phải lưu ý những điều sau:
7.1 Lựa chọn thật kỹ địa chỉ phục hình răng sứ uy tín
Trên thị trường hiện nay không thiếu các nha khoa nhận phục hình răng. Tuy nhiên không phải nha khoa nào cũng đảm bảo chất lượng và có đủ kinh nghiệm để thực hiện. Do đó bạn cần lựa chọn địa chỉ phục hình có bác sĩ đủ trình độ tay nghề, kinh nghiệm lâu năm thực hiện.
7.2 Lựa chọn chất liệu răng sứ chất lượng, an toàn cho miệng
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn răng chất liệu toàn sứ thay vì răng chất liệu kim loại. Do chất liệu toàn sứ có độ bền cao hơn. Ngoài ra độ bóng sáng và chắc chắn khi ăn nhai hoàn toàn giống với răng thật.
7.3 Tìm hiểu thông tin về bác sĩ phục hình răng sứ
Ngoài địa chỉ nha khoa thì bác sĩ thực hiện chính là người quyết định tới tỷ lệ thành công của ca bọc răng. Do đó hãy lựa chọn bác sĩ kinh nghiệm dày dặn, hiểu biết rộng để đạt kết quả tốt nhất nhé.
8. Những điều quan trọng cần biết trong suốt quá trình phục hình răng
Trong quá trình thực hiện bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên không cần lo lắng sẽ bị đau nhức.
Trước khi phục hình răng, bạn cần chú ý ăn đầy đủ bữa sáng để khi tiêm thuốc tê đạt hiệu quả tê tốt nhất. Tuy nhiên chỉ nên ăn vừa đủ chứ không nên no quá sẽ dễ bị nôn.
Ngoài ra nếu bạn đang ốm mệt hay đến chu kỳ thì không nên thực hiện vì có thể gây mất sức, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Với những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, đông máu,… cần thông báo trước cho bác sĩ để có kế hoạch làm các xét nghiệm cần thiết.
9. Sau khi phục hình răng bạn cần chú ý gì?
Để quá trình phục hình răng nhanh chóng hồi phục và có độ bền chắc nhất, bạn cần đặc biệt chú ý:
- Ngày đầu tiên sau khi phục hình chỉ nên ăn các loại đồ ăn mềm như cháo, sữa, sinh tố,… vì lúc này răng vẫn còn yếu.
- Sau khi ăn hãy sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để khử trùng miệng
- Vệ sinh răng sạch sẽ, dùng kết hợp các loại dụng cụ làm sạch khác như chỉ nha khoa, máy tăm nước tránh để thức ăn đọng lại gây viêm nhiễm, giảm độ trắng của răng.

Địa chỉ: 51 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0888061189